Đi ngoài ra máu không hiếm gặp, đa phần ai cũng có thể gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Một số trường hợp không nguy hiểm và có thể tự khỏi, một số khác là triệu chứng nguy hiểm tới sức khỏe và đời sống cần phải điều trị.

Hiện tượng đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu là hiện tượng trong phân có lẫn máu hoặc đi ngoài ra máu cuối bãi. Đi ngoài ra máu đỏ thẫm hoặc đỏ tươi, thậm chí là thâm đen. Biểu hiện của máu lẫn trong phân tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh.

Đi ngoài ra máu có thể do táo bón và tự khỏi. Trường hợp này không nguy hiểm. Tuy nhiên, đi ngoài ra máu cũng có thể do một vài nguyên nhân khác nguy hiểm hơn.

Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu

Đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ

Nếu để ý quan sát sẽ thấy máu bị lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Về sau, khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng hơn sẽ thấy máu chảy ra nhiều hơn thành giọt, thành tia. Một số trường hợp còn thấy máu chảy ra ngay cả khi người bệnh ngồi xổm hay có bất cứ hành động gây áp lực lên mao mạch vùng hậu môn. Ngoài ra, mắc bệnh này người bệnh còn thường cảm thấy đau hậu môn, ngứa hậu môn, sự xuất hiện của búi trĩ ngày càng tăng kích thước gây vướng víu khó chịu,…

Đi ngoài ra máu tươi do nứt kẽ hậu môn

Táo bón là nguyên nhân chính gây nứt kẽ hậu môn, biểu hiện bằng tổn thương là vết rách theo chiều dọc ở niêm mạc hậu môn có chiều dài khoảng 1cm. Người bệnh lúc này thường xuyên cảm thấy đau rát, nhất là khi đi đại tiện và có kèm theo máu tươi. Tuy nhiên, lượng máu ít hơn nhiều so với bệnh trĩ.

Đi ngoài ra máu tươi có thể do polyp đại trực tràng

Bệnh nhân sẽ thấy đi cầu ra máu, tùy mức độ bệnh mà lượng máu có thể nhiều hay ít. Ngoài dấu hiệu này ra thì thường không có triệu chứng nào khác, do đó bệnh khó phát hiện và cũng khiến người bệnh chủ quan. Song nếu không can thiệp, tính mạng có thể bị đe dọa do theo thống kê có khoảng 90% ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp.

Rò ống tiêu hóa
Giữa hậu môn và da hoặc hậu môn và trực tràng có thể xuất hiện các lỗ rò, được gọi là rò ống tiêu hóa. Tình trạng này có thể khiến rò dịch tiêu hóa, rò rỉ mủ hoặc rò máu ra khỏi cơ thể khiến phân có lẫn máu.

Rò ống tiêu hóa phải điều trị bằng cách phẫu thuật và sử dụng liệu pháp kháng sinh.

Viêm túi thừa
Túi thừa là một túi nhỏ phồng lên từ thành ruột kết. Túi thừa có thể xuất hiện suốt đại tràng và đặc biệt phổ biến ở đoạn gần cuối bên trái đại tràng, được gọi là đại tràng sigma.

Túi thừa thường gặp ở những người ăn ít rau củ quả, thực phẩm cung cấp chất xơ, Túi thừa chảy máu khiến phân có lẫn máu. Tình trạng này có thể tự ngưng, bị gián đoạn hoặc kéo dài liên tục. Trường hợp viêm túi thừa nặng cần phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.

Viêm đại tràng trực tràng
Đường cuối của ống tiêu hóa được gọi là đại tràng. Trong đó, phần cuối của đại tràng gần hậu môn là trực tràng. Viêm đại tràng, viêm trực tràng là một trong những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu.

Đi ngoài ra máu khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Đi ngoài ra máu có thể là biểu hiện thông thường và không cần phải điều trị. Nhưng nếu đi ngoài ra máu với lượng máu nhiều, kéo dài hoặc gây đau đớn thì cần đến gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp điều trị.

Người bệnh cần đi khám khi có các dấu hiệu:

  • Đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 tuần
  • Trẻ nhỏ đi ngoài ra phân đẫm máu
  • Người mệt mỏi
  • Sức khỏe suy giảm
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân
  • Đau bụng, sưng bụng
  • Sốt cao
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Sờ thấy cục khối nổi lên trong bụng
  • Hình dạng và kết cấu phân thay đổi bất thường kéo dài hơn 3 tuần
  • Đi cầu hoặc đi tiểu không kiểm soát.

Rất nhiều người bị đi ngoài ra máu nhưng chủ quan hoặc e ngại không chữa trị sớm. Theo chuyên gia y tế, bị đi ngoài ra máu tươi cần cẩn trọng. Mất máu trong thời gian dài dễ gây thiếu máu, khó tập trung, người xanh xao, thể chất suy yếu, sức đề kháng giảm,… dẫn đến dễ mắc các bệnh khác.

Tin y dược: Hiện nay có thuốc điều trị ung thư phổi rất hiệu quả đó là thuốc gefitinib 250mg. Để biết giá thuốc geftinat liên hệ shopduoc.vn để biết.