Trẻ sơ sinh bị vàng da là vấn đề phổ biến và tình trạng này thường biến mất sau vài tuần. Tùy vào nguyên nhân bé bị vàng da, bác sĩ sẽ có cách điều trị khác nhau.

1. Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh

Máu của chúng ta có chứa bilirubin. Da của trẻ sơ sinh trông có màu vàng là do nồng độ sắc tố bilirubin trong máu cao. Bilirubin là một trong những sản phẩm phụ được tạo ra khi các tế bào hồng cầu bị vỡ.

Thông thường, gan sẽ loại bỏ bilirubin khỏi máu, sau đó sẽ thải ra ngoài thông qua việc đi vệ sinh (phân của chúng ta có màu vàng là do vi khuẩn oxy hóa bilirubin).

Trong thời gian mang thai, gan của mẹ sẽ loại bỏ bilirubin cho thai nhi. Sau khi chào đời, phải mất một thời gian gan của bé mới bắt đầu làm việc. Kết quả là loại sắc tố này sẽ tích tụ trong máu của bé và gây vàng da sơ sinh.

Tình trạng này được gọi là vàng da sinh lý, thường xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi bé chào đời và thường tự biến mất trong vòng 2 tuần. Ở những bé sinh non thiếu tháng, vàng da sơ sinh có thể xuất hiện ở ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 và có thể phải mất đến 2 tháng mới mất đi.

tre-so-sinh-bi-vang-da-co-nguy-hiem-va-anh-huong-den-tre-khong
Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm và ảnh hưởng đến trẻ không

Còn nếu gia đình bạn đang có một cậu con trai khá ương bướng và không biết nghe lời, hãy tham khảo ngay cách dạy con trai nghịch ngợm để giúp bé trở nên ngoan hơn.

2. Dấu hiệu trẻ cần đi khám

Khi trẻ có một trong số các dấu hiệu sau thì cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và tìm nguyên nhân điều trị vàng da kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Vàng da xuất hiện sớm trước 48 giờ sau sinh.

Vàng toàn thân, vàng cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Vàng da kéo dài trên 1 tuần đối với trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ thiếu tháng.

Trẻ bị vàng da kèm các dấu hiệu bất thường khác như bú ít, co giật, sốt, phân bạc màu…

Hiện tượng vàng da rất dễ nhận biết bằng mắt thường ở nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy, hàng ngày các bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi sáng. Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen), nên ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, sau đó buông ra, nếu trẻ bị vàng da nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt.
Khi trẻ có biểu hiện nghi là vàng da, cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra.

3. Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị vàng da do bệnh lý

Một số cách phòng ngừa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh do bệnh lý ba mẹ có thể tham khảo:

Chăm sóc sức khỏe thai nhi tốt, khám thai đầy đủ để phát hiện sớm dấu hiệu bệnh vàng da nhằm điều trị kịp thời trong thời gian thai kỳ. Nhờ đó tránh được sinh non, sinh nhẹ cân, quá cân, nhiễm trùng từ mẹ sang con.

Cho trẻ bú sữa non ngay sau sinh và giữ ấm trẻ để giúp trẻ không bị hạ thân nhiệt, hạ đường huyết và đi phân su sớm ngay sau sinh.

Phòng của trẻ cần có đủ ánh sáng để dễ dàng theo dõi màu sắc da của trẻ.

4. Liệu ba mẹ có thể tự chữa bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh?

Cho trẻ tắm nắng để hấp thụ vitamin D là cách mà nhiều ba mẹ dùng để tự điều trị vàng da ở trẻ. Theo các bác sĩ, đây là quan niệm sai lầm, không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Cụ thể, trong ánh nắng mặt trời có tia UVB (tia cực tím loại B) rất độc cho da, đặc biệt là làn da mỏng manh của trẻ nhỏ. Da của trẻ có thể bị phỏng, nhăn nheo và có nguy cơ ung thư. Không những thế, tia cực tím loại B còn gây ra các bệnh về mắt cho trẻ như đục thủy tinh thể.

Do vậy, các bác sĩ và chuyên gia không khuyến khích ba mẹ cho trẻ phơi nắng để điều trị bệnh vàng da. Không nên tự ý điều trị bệnh, để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho trẻ ba mẹ hãy cho trẻ thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Và ba mẹ có thể trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con cái khoa học nữa trên trang web me yeu be.