Yến sào là tổ của loài chim yến được làm từ dãi của chim yến. Mỗi tổ nặng 7-8 gam. Yến thường làm tổ trên các vách đá hiểm hóc tại biển khơi, khi thì ở những mũi đá lởm chởm dựng đứng, khi thỉ ở những mỏm núi cheo leo, phía dưới là vịnh nước sâu đầy đá ngầm, muốn tìm và đến được những nơi yến ở để lấy tổ phải rất kiên nhẫn và dũng cảm.

Yến sào lâu nay vẫn được xếp vào hàng thực phẩm quý giúp bồi bổ sức khỏe, giúp tăng cường sinh lực, trẻ hóa làn da… Theo tài liệu cổ, yến sào có vị ngọt, tính bình, bổ phế, vị, tăng cường sức khỏe, tỉnh táo tinh thần, tăng cường trí nhớ, thường được dùng trong những tiệc lớn của vua chúa.

yen sao khanh hoa
Yến sào đã trở thành một thương hiệu quốc tế rất được tin dùng.

Điều đáng tự hào là ở nước ta, yến sào đã trở thành một thương hiệu quốc tế rất được tin dùng. Vùng đất Khánh Hòa được coi là “Vương quốc của yến sào” với hơn 27 đảo và 110 hang lớn nhỏ.

dac san yen sao
Vùng đất Khánh Hòa được coi là “Vương quốc của yến sào”.

Dưới bàn tay của đầu bếp lành nghề, các món ăn từ yến sào được chế biến tinh tế, truyền thống, có nhiều dưỡng chất quý giá. Có hai loại món chính là chè yến và súp yến. Các món chè yến thanh tao như: chè yến ngũ quả, chè tổ yến trái cây thập cẩm, chè yến hạt sen, chè yến rau câu, sương sa, chè yến sữa tươi, bí đỏ, đậu xanh… bồi bổ, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Các món súp như súp yến hải sâm, súp yến gà, súp yến ngũ quả, súp yến cua gà… bổ dưỡng, thom ngon, mang nhiều giá trị dinh dưỡng cho thực khách. Ngoài ra, còn có các món nhâm nhi lạ và độc đáo như cá mú hấp yến, tôm hấp yến…

Tác dụng của yến sào:

Theo số liệu của Trung tâm Công nghệ Sinh học Đại học Thủy sản và Viện Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong thành phần loại thực phẩm kỳ lạ này có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Serine, Tyrosine, Phenylalanine, Valine, Arginine, Leucine… Đặc biệt, acid syalic với hàm lượng 8,6% và Tyrosine là những chất có tác dụng phục hồi nhanh chóng các tổn thương khi bị nhiễm xạ hay chất độc hại, kích thích sinh trưởng hồng cầu. Ngoài ra, nó còn có cấu trúc glucoprotein, có năng lượng cao, cơ thể dễ hấp thụ. Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào rất phong phú, có đến 31 nguyên tố xuất hiện bằng phương pháp huỳnh quang tia X, rất giàu Ca và Fe là các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các nguyên tố có ích cho ổn định thần kinh trí nhớ như Mn, Br, Cu, Zn cũng có hàm lượng cao. Một số nguyên tố hiếm tuy với hàm lượng thấp, nhưng rất quý giá trong kích thích tăng tiêu hóa hấp thu qua màng ruột như Cr, chống lão hóa, chống chất phóng xạ như Se. Qua đó chúng ta càng không ngạc nhiên về giá trị dinh dưỡng cao và quý giá của tổ chim yến. Yến sào còn có công năng làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm bệnh cúm và các triệu chứng dị ứng, làm tăng thể trọng, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, bổ đối với hệ huyết học, làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, giảm thời gian đông máu, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa, hồi xuân, tăng tuổi thọ. Gần đây, khi nghiên cứu tác dụng của yến sào trong trường hợp cơ thể bị nhiễm chất độc hại, người ta nhận thấy yến sào hạn chế mức độ sút cân, phục hồi sức khoẻ nhanh , ổn định các chỉ tiêu huyết học. Người ta cũng đang nghiên cứu dùng tổ yến điều trị các bệnh ung thư và HIV/AIDS vì phát hiện có một số hoạt chất sinh học kích thích sinh trưởng tế bào bạch cầu ngoại biên trong tổ loài chim này.

tac dung cua yen sao
Trong thành phần của yến sào có 18 loại acid amin.

Những lưu ý khi sử dụng yến sào:

Bà mẹ mang thai dưới 3 tháng, em bé sơ sinh không nên dùng yến sào. Khi dùng cho các em bé, nên thử từ từ, vì có thể gây dị ứng cho bé. Tuy nhiên, không nên dùng thường xuyên cho trẻ em, nhất là trước bữa ăn. Việc dùng yến trước bữa ăn sẽ làm tăng đường huyết trong máu, làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ, làm tăng biểu hiện biếng ăn và có thể làm giảm khẩu phần ăn trong bữa ăn sau đó, dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Nó cũng không phù hợp với những người có rối loạn đường huyết, như bệnh nhân tiểu đường hay viêm tụy.

Nên chế biến yến sào ở nhiệt độ vừa phải, không để sôi trên 100 độ C. Thông thường, phương pháp chế biến tổ yến chủ yếu là hấp, không nấu trực tiếp. Không nên cho đường quá nhiều cho dù là đường phèn, vào món ăn chế biến từ yến sào vì hàm lượng đường càng nhiều sẽ càng làm giảm tác dụng hỗ trợ tích cực của yến sào.

Ngoài ra, theo đông y người có thể trạng đàm thấp, béo mập, da tái mét, tay chân lạnh, cao huyết áp, thống phong, thường bị đầy bụng, tiêu chảy, lạnh bụng không nên dùng.

bep cong nghiep