Mẹ biết không, mang thai chính là thời điểm đánh dấu một chặng hành trình thực hiện thiên chức làm mẹ, thế nên ngoài chế độ nghỉ ngơi hợp lý thì chế độ dinh dưỡng cho bà bầu ăn uống khoa học đúng đắn cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng mang tính quyết định sự thành công hay thất bại của thai kỳ. Vì thế mà các mẹ cần trang bị sẵn sàng cho mình những kiến thức mang thai căn bản nhất để biết được đâu là những loại hoa quả thực phẩm nên và không nên dung nạp vào cơ thể để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mình cùng sự phát triển của thai nhi trong bụng.


Dưa hấu ướp lạnh
Ăn quá nhiều dưa hấu khi mang bầu sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Trong quá trình mang thai, tâm lý của nhiều phụ nữ không ổn định, sinh lý cũng có nhiều thay đổi, lượng insulin tiết ra không đủ, khiến tác dụng của đường trong máu giảm, đẩy nồng độ đường trong máu lên cao, gây ra bệnh tiểu đường.
Ăn dưa hấu lạnh dễ khiến bà bầu bị đau bụng và tiêu chảy. Do đó, bà bầu không nên ăn quá nhiều dưa hấu, càng không nên ăn dưa hấu ướp lạnh, dù là ngày hè có oi bức đến đâu.
Bà bầu nên tránh đu đủ xanh
Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong 1 trái đu đủ xanh có chứa rất nhiều chất gây nguy hiểm cho thai nhi như papain, prostaglandin và oxytocin, trong đó chất papain có thể khiến tế bào phôi thai bị phá hủy, còn prostaglandin và oxytocin có tác dụng kích thích co bóp tử cung sớm đẩy thai nhi ra ngoài, điều này sẽ gây sảy thai nếu như thai nhi chưa đủ tháng.
Mặc dù đu đủ xanh không tốt cho các mẹ bầu nhưng đu đủ chín (thật chín) lại được cho là rất tốt cho thai phụ. Khi đu đủ chín, các chất papain, prostaglandin và oxytocin sẽ bị mất đi mà thay vào đó là các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, C, B1, B2 …. giúp cung cấp dưỡng chất cho mẹ và thai nhi phát triển, giúp thai phụ thoát khỏi chứng táo bón và ợ nóng, tăng sức đề kháng cho cả mẹ và con.
Bà bầu không nên ăn gừng, ớt

Gừng ớt gây nóng trong nên dễ gây hiện tượng táo bón. Hoạt chất gingerol trong gừng gây mỏng mạch máu và có thể góp phần gây ra hiện tượng máu đóng cục. Vì thế thai phụ dùng lâu không có lợi. Phụ nữ trong thời kỳ thai nghén có thể dùng gừng nhưng không được quá 4 ngày
Lưu ý khi bà bầu ăn trái cây
Có thể bạn quan tâm: Cách cho con bú chuẩn không cần chỉnh
Ngoài những loại trái cây đã liệt kê ở trên không nên ăn nhiều, mẹ bầu cũng cần chú ý đến việc ăn hoa quả để đảm bảo an toàn và cung cấp dưỡng chất vào cơ thể:
– Không dùng trái cây thay bữa chính: Nhiều thai phụ dùng hoa quả thay thế bữa ăn chính. Đây là một thói quen ăn uống phản khoa học. Nguồn dưỡng chất có trong hoa quả là rất lớn nhưng nó không thể thay thế hoàn toàn cho thịt, cá, cơm. Vì lượng chất protein cần cung cấp cho cơ thể trong thời gian mang thai để nuôi dưỡng thai nhi là rất lớn, nếu chỉ ăn hoa quả thôi thì không đủ. Đồng thời, hàm lượng vitamin có trong trái cây cũng không thể phong phú bằng vitamin trong rau xanh.

– Khi ốm nghén không ăn nhiều trái cây: Nhiều phụ nữ mang thai trong thai kỳ đầu của mình thường bị ốm nghén mà không muốn ăn bất cứ thực phẩm nào nên thường ăn nhiều trái cây để thay thế. Nhưng trong trái cây có chứa hàm lượng đường cao và chúng có thể gây ra sự chuyển hóa glucose bất thường trong thời kỳ mang thai và có thể gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ.

– Không ăn chuối tiêu khi đói: Trong chuối có chứa nhiều magie. Nếu ăn loại quả này khi đang đói thì nó sẽ phá hủy sự cân bằng magie và canxi trong máu gây ảnh hưởng xấu tới tim mạch.
Khoai tây
Củ khoai tây, nhất là khoai tây đã mọc mầm xanh có chứa một độc tố gọi là solaninne (còn gọi là chất kiềm sinh vật). Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều khoai tây có chứa kiềm sinh vật khá cao, chất kiềm này sẽ tích lũy trong cơ thể và gây hiệu ứng dị tật, ăn 44,2g – 252g khoai tây có thể làm cho thai nhi dị dạng.

Rau chân vịt

Rau chân vịt làm cản trở hấp thu chất sắt dẫn đến thiếu máu. Nguyên nhân, do rau chân vịt có nhiều axít làm cho chất sắt của nó không được ruột non hấp thu, thậm chí còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu chất sắt, khiến tình trạng thiếu máu nặng thêm.

Lạc

Ăn lạc trong thời ký thai nghén làm tăng các loại bệnh dị ứng, đặc biệt là dị ứng bào thai. Ăn lạc trong thời gian mang thai còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh dị ứng cho trẻ nhỏ sau này.

"Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng việc chơi lô tô có thể là không hợp pháp và chỉ nên tham gia vào các trò chơi lô tô do chính phủ tổ chức, không chỉ để giải trí mà còn để đảm bảo lợi ích cộng đồng."