Theo truyền thuyết, vào ngày 23 tháng Chạp lich am hàng năm, ông Táo cưỡi cá chép về chầu Trời, và khi làm lễ cúng ông Táo người ta thường phóng sinh cá chép để làm “phương tiện” cho ông Táo bay về trời. Vậy tại sao Táo quân chỉ cưỡi cá chép mà không phải một loài vật khác?

Câu trả lời chính là: Cá chép là loài cá duy nhất có khả năng vượt Vũ Môn để hóa Rồng. Do đó mà ông Táo cưỡi cá chép về chầu trời.

Vũ Môn là một vị trí có nhiều ghềnh thác trên Trường Giang, tức sông Dương Tử, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay. Cứ đến ngày mùng 8 tháng 4 hàng năm thì cá chép ở các nơi lại quy tụ về đây để thi nhảy. Con cá nào vượt qua được 3 bậc của ghềnh thì sẽ hóa thành Rồng và có khả năng bay lên mây, lên trời.

Trong tín ngưỡng của người Việt, cá chép cũng được coi là biểu tượng của cha Lạc Long Quân, điều này được thể hiện rõ nhất trong câu ca dao cổ ở làng Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội:

Ðến ngày 23 tháng ba,
Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê,
Kinh Quản, Kinh Cự đề huề,
Hồ Tây cá nhảy đi về trong mây.

Hồ Tây là hồ Thầy, hồ Mặt trời lặn, hồ Lạc Long Quân. “Cá nhảy đi về trong mây” tức là cá hóa long chính là cá chép. Câu cá chép hóa rồng, cá vượt Vũ Môn cũng chỉ về sự học hành đỗ đạt, làm nên danh phận.

Ngoài ra, cũng còn do hình dáng của cá chép. Xem tử vi thấy rằng cá chép có râu, biểu tương của sự nam tính, của yếu tố Dương, Lửa. Theo Hán ngữ thì cá chép là “lí ngư” – cá lửa, cá chép màu đỏ. Như vậy, điều này cũng góp phần giải thích vì sao ông Táo cưỡi cá chép về trời và chúng ta cũng thường phóng sinh cá chép đỏ vào ngày 23 tháng Chạp.

"Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng việc chơi lô tô có thể là không hợp pháp và chỉ nên tham gia vào các trò chơi lô tô do chính phủ tổ chức, không chỉ để giải trí mà còn để đảm bảo lợi ích cộng đồng."